WE LOVE VANDON !!!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

WE LOVE VANDON !!!


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Hoan nhât game thông
Latest topics
» Họp lớp tại Đầm Sen 21.07.12
Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" I_icon_minitimeMon Jul 23, 2012 8:12 pm by admin

» [Download] Date Warp - Gal game dành cho các bạn gái =]]
Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" I_icon_minitimeSun Jul 15, 2012 4:43 am by shikan

» Charles (Poreotics) W.O.D
Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" I_icon_minitimeTue Jun 26, 2012 6:00 am by admin

» Matt Nguyen (Dumbo, Poreotics) W.O.D
Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" I_icon_minitimeSun Jun 10, 2012 7:42 am by HLH_Eminem

» Jet Li (Poreotics) W.O.D
Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" I_icon_minitimeSun Jun 10, 2012 7:38 am by HLH_Eminem

» PoreoticS- Xem ung ho
Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" I_icon_minitimeSun Jun 10, 2012 7:34 am by HLH_Eminem

» Phút giây ngày ấy
Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" I_icon_minitimeThu Jun 07, 2012 7:28 pm by admin

» Clip buổi họp mặt cựu Học Sinh Vân Đồn 20 11 2010
Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" I_icon_minitimeThu Jun 07, 2012 7:25 pm by admin

» [Giới thiệu] Lớp 10a11-Trưng Vương
Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" I_icon_minitimeThu Dec 01, 2011 1:11 am by admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum


 

 Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam"

Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Admin
admin


Tổng số bài gửi : 229
Join date : 13/01/2011
Age : 28
Đến từ : Bảo Lộc

Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" Empty
Bài gửiTiêu đề: Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam"   Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" I_icon_minitimeWed Aug 24, 2011 7:17 am

1. Truyện Huyền Thoại
Hòn Vọng Phu
Hoang Ðường

Ngày xưa, ở thị trấn Kinh Bắc có một người đàn bà goá chồng từ sớm, ngày ngày đi mò cua, bắt ốc để nuôi hai con, một trai, một gái. Trong khi mẹ chúng ra đồng, Tô Văn, đứa con trai độ mười tuổi và Tô Thị, con gái chừng tám tuổi, ở nhà tha hồ đùa nghịch với nhau, không ai kềm chế nổi.

Một hôm, Tô Văn chơi ném đá, rồi không biết thế nào ném trúng ngay vào giữa đầu em. Tô Thị ngã vật xuống đất chết ngất đi, máu ra lên láng. Tô Văn thấy thế sợ quá, chạy thẳng một mạch ra đường không còn dám ngoái cổ lại.

May sao, sau khi xảy ra tai nạn, một bà hàng xóm biết chuyện chạy sang cứu Tô Thị cầm được máu. Ðến khi người mẹ trở về thì con gái đã ngồi dậy được.

Nhưng còn Tô Văn thì biệt tăm, ngày một ngày hai cũng không thấy trở về, tìm khắp nơi mà không thấy. Người mẹ nhớ con trai, buồn phiền ngày một héo hon, chẳng bao lâu ốm nặng rồi qua đời, bỏ lại Tô Thị một mình. Ðứa con gái nhỏ được hai vợ chồng người láng giềng nhận đem về nuôi. Sau đó ít lâu, họ dời lên xứ Lạng để làm ăn nên đem Tô Thị đi theo.

Lớn lên, Tô Thị xinh đẹp lại nết na, siêng năng, nên rất được nhiều người để ý. Dành dụm được ít vốn, nàng xin phép bố mẹ cho nàng được ở một cửa hàng buôn bán, hai vợ chồng người hàng xóm thấy con mình đã trưởng thành nên đều ưng thuận. Học được nghề làm nem từ bố mẹ, Tô Thị liền mở cửa hàng nem ở hàng Cưa tại chợ Kỳ Lừa. Nàng làm nem rất khéo. Cửa hàng của nàng mỗi ngày một đông khách. Người ta đến thưởng thức nem ngon, nhưng cũng có người vừa thích nem lại vừa yêu bóng yêu gió nàng. Chiều khách thì thật là khéo chiều, nhưng nàng rất đứng đắn làm cho mọi người càng thêm vị nể.

Thấm thoát Tô Thị đã hai mươi tuổi. Tuy có nhiều mối manh, nhưng nàng chưa thuận nơi nào.

Một hôm, có một thanh niên tuổi ngoài hai mươi vẻ ngoài tuấn tú, đem thuốc Bắc từ Cao Bằng về Lạng Sơn bán. Nghe nói ở Hàng Cưa tại Kỳ lừa có hàng nem ngon lại có chỗ cho trọ rộng rãi, chàng thanh niên liền tìm đến. Chàng thấy nem quả thật là ngon và cô bán hàng cũng thật tươi giòn. Biết cửa hàng một hai lần rồi cứ mỗi lần mang thuốc về Lạng Sơn bán, chàng lại đến hàng nem. Chàng thanh niên và Tô Thị trở nên thân thiết, trước còn mến nhau sau yêu nhau. . . Hai người lấy nhau được hơn một năm thì Tô Thị có mang sinh được một gái. Hai người yêu nhau rất mực. Lại thêm mụn con mối tình càng khăng khít.

Một hôm người chồng về nhà, thấy vợ đang gội đầu ở ngoài hè. Anh bế con ngồi trên bậc cửa xem vợ gội đầu, kể đôi câu chuyện vặt cho vợ nghe. Chợt nhận thấy đầu vợ có cái sẹo to, anh nói:

- Ðầu em có cái sẹo to, thế mà bây giờ anh mới biết.

- Bây giờ anh mới biết à? Anh cho là xấu phải không? - Tô thị hỏi.

- Có xấu gì đâu! Tóc che, có ai mà biết ! Em đau nhọt hay sao mà lại có cái sẹo to thế ?

Thấy chồng hỏi một cách vui vẻ, nhân vui câu chuyện. Tô Thị mới kể tỉ mỉ cho chồng nghe những gì xảy ra hồi còn bé. Trấn Kinh Bắc, nơi quê cũ, người anh đi mất tích, mẹ chết, theo vợ chồng người chủ quán lên Xứ Lạng, rồi ở luôn ở đấy cho đến bây giờ. . . Câu chuyện càng đi sâu, người chồng càng lộ vẻ buồn.

Biết bao đau thương buồn thảm. Chàng tự nhủ thầm : " Sao mình không là một kẻ khác mà lại là Tô Văn. Thôi mình đã lấy lầm em ruột rồi… " Chàng hồi nhớ lại những ngày xa xăm, cái ngày chàng đã lỡ tay ném đá vào đầu em, tưởng em chết nên đã đi lang thang không dám trở về nhà, rồi được một người buôn thuốc bắc đem về nuôi ở Trùng Khánh, thuộc tỉnh Cao Bằng. Lớn lên, Văn theo họ bố nuôi là Lý. Chàng thường đem hàng xuống Lạng Sơn bán và chỉ ở đây một vài ngày là hết hàng. Ngoài con đường Lạng Sơn - Cao Bằng - Lạng Sơn chàng cũng không đi đến đâu cả. Hơn mười năm qua, chàng yên trí gia đình ở miền xuôi chắc không còn một ai nữa, quê cũ đối với chàng bây giờ như trong sương mù, không còn nghĩ về đó làm gì…

Văn nghĩ ngợi, rầu rĩ, nhưng Tô Thị mải chải đầu, quấn tóc, không để ý đến. Nàng vẫn vui vẻ, hồn nhiên, không biết chồng mình đang ở những phút buồn phiền ghê gớm. Thấy Tô Thị ngày thơ, vui vẻ như thế. Tô Văn càng không muốn cho nàng biết sự thực. Ai lại để cho một người em gái mình còn non trẻ như thế kia biết được một vụ loạn luân như thế bao giờ! Một việc loạn hôn không do ý hai người định, nhưng chàng quyết tâm giải quyết cho xong. Thôi hay lại đi biệt chuyến nữa, em gái mình trẻ trung, xinh đẹp dường ấy, làm gì chả lấy được một người chồng khác. Văn nghỉ thế, rồi anh tìm cách để đi.

Giữa lúc tâm trạng Văn như thế thì có việc bắt lính thú. Anh xin đăng lính, không bàn với vợ nửa lời. Mãi đến lúc sắp lên đường, anh mới nói vợ:

- Anh đã đăng lính rồi, em ạ! Sớm mai lên đường. Ði chuyến này ba năm, có khi sáu năm mới về và cũng có khi lâu hơn… Em ở nhà nuôi con, còn về phần em, em cứ định liệu…

Tô Thị nghe chồng nói như sét đánh ngang tai, không hiểu sao đang sống yên vui với nhau mà chồng mình lại bỏ đi một cách quái gở như thế. Nàng khóc ấm ức, khóc hoài, khóc mãi không nói nửa lời. Còn Văn chỉ những bứt rứt âm thầm cho việc mình đi như vậy là giải thoát.

Từ ngày chồng đi rồi. Tô thị chẳng thiết gì đến việc bán hàng, ngày ngày nàng bế con lên chùa Tam Thanh cầu cho chồng đi được bình yên, chóng đến ngày về lại cùng nhau sum họp. Nhưng ba năm qua, bốn năm qua, nàng cũng chẳng thấy chồng về. Có mấy kẻ cho là chồng nàng chết, muốn hỏi nàng về làm vợ, nhưng nàng nhất định chối từ. Có một tên kỳ hào có tiếng hống hách trong vùng muốn hỏi nàng làm vợ kế. Hắn có thế lực và rất tàn nhẫn. Nàng thương con còn thơ dại không dám chối từ ngay, sợ rước vạ vào thân chỉ tìm cách khất lần. Nhưng khất lần mãi cũng không được, nên cuối cùng nàng hẹn với lão một kỳ hạn, để sau này tìm mưu kế khác. " Biết đâu đến ngày ấy chồng mình lại chả Vũ !" Nàng nghĩ thế. Rồi kỳ hạn cũng hết, nàng trông đợi chồng đến đỏ con mắt mà vẫn không thấy về cho. Nàng ôm con lên Chùa Thiên Thanh kêu cầu. Hôm ấy, trời bỗng nổi cơn giông. Nàng nhớ chồng, thương thân, bế con ra ngoài chùa, trèo lên một mỏm đá cao chót vót nhìn về hướng chồng đi. Mây đen kéo đầy trời. Gió rít lên từng hồi qua khe đá. Mưa như trút nước. Chớp loé khắp núi. Nàng vẫn bế con đứng trơ trơ, đăm đăm nhìn về hướng chồng đi. Toàn thân quả núi rung chuyển dưới những luồng sét dọc ngang. Mưa mỗi lúc một lớn. Tô Thị vẫn bế con đứng trơ trơ trên mỏm đá cao chót vót.

Sáng hôm sau, mưa tạnh, gió yên, mặt trời toả ánh sáng xuống núi rừng. Rất nhiều người dân xung quanh khi nhìn lên đỉnh núi thì đã thấy nàng Tô Thị bế con đã hóa đá từ bao giờ. Ngày nay hòn đá ấy vẫn còn ở tỉnh Lạng Sơn, gây cho khách tham quan nhiều nỗi vấn vương khi nhớ lại câu chuyện truyền kỳ éo le của một thời . Vẫn còn đó câu ca dao xưa :

Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Về Đầu Trang Go down
https://welovevd.forumvi.com
admin
Admin
admin


Tổng số bài gửi : 229
Join date : 13/01/2011
Age : 28
Đến từ : Bảo Lộc

Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam"   Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" I_icon_minitimeWed Aug 24, 2011 7:50 am

2. truyền tuyết
Tháp Báo Ân


Ở xã Bình Quân thuộc huyện Cầm Giàng (Hải Dương) ngày nay, ai đến cũng thấy ở giữa cánh đồng có một ngôi tháp cổ nhưng bốn xung quang lại ghi bia ký.

Tương truyền ngày trước vào thời Lê mạt ở xã này có một vị phú ông thuộc dòng họ Nguyễn, nhà rất giàu có. Ông có mấy người con trai nhưng đều đã ra ở riêng và đều thuộc gia tư khá giả cả. Đến năm năm mươi tuổi, ông lại sinh thêm một người con gái út. Cả hai ông bà đều mừng lắm: Chắc đến tuổi già trong nhà sẽ đỡ hưu quạnh đây!

Càng lớn lên, cô gái càng xinh đẹp, lại duyên dáng, nết na. Ông bà hết sức chiều chuộng, nâng niu, còn cô cũng thực lễ phép, chăm chỉ. Khắp trong làng ngoài xã, ai cũng nhìn vào cũng đều trầm trồ khen ngợi: "Nhà ông bà có cô con gái rượu thực là ... quý hóa quá!". Còn các chàng trai trong làng, mỗi khi thấy cô gái thì đều ngẩn ngơ.

Về đường nhân duyên của con, ông già họ Nguyễn đã nhiều đêm suy tín kỹ càng. Ông dự định sẽ gả nàng cho một chàng nho sinh. Nhà ông mấy đời nay chỉ quen chân lắm tay bùn, đến đời ông và các con trai, tuy giàu thì có giàu, nhưng vẫn bị mang tiếng là ... đồ vô học. Vậy ông phải sửa cái tiếng ấy.

Ông vẫn nhẩm tính. Các vị tân khoa trẻ tuổi trong vùng này chắc chẳng có ai vời đến con gái ông, vì làm gì có người đứng ra mai mối? Làm sao ông có thể tranh được chàng rể quý với các quan phủ, quan huyện vàcác vị trong hàng chức sắc khác? Vậy thì cứ gả cho một anh khóa sinh, như thế sẽ hớp với gia cảnh nhà ông hơn. Mai này nhờ trời, anh khóa học hành tấn tới, lại thêm có của nả nhà ông giúp vào, đến kỳ thi mà đỗ đạt ra làm quan thì ông cũng chẳng được tiếng lắm sao? Nhược bằng anh khóa không đỗ, thì vẫn là người có học, ra đường gặp ai cũng được nể trọng, đến chỗ đình trung vẫn chẳng bị người ta rẽ rúng là phường bố đĩ, bố cu được như thế cũng đã là tốt lắm rồi!

Ý định của ông so với đương thời quả là rất hợp tình, không có gì là quá đáng cả. Và nhiều người cũng đều có suy nghĩ như vậy. Con gái ông, do biết được ý định của cha, nên cũng phấp phỏng đợi chờ.

Nhưng nào ngờ, ông trời thật quái ác, chẳng chịu chiều theo lòng người. Từ lúc cô gái 16 tuổi, ông bố đã kén rể nhưng chưa xong, thì đến năm 18 tuổi, bỗng nhiên nàng mắc phải chứng bệnh phong. Tuy mới chỉ là những dấu hiệu đầu tiên, nhưng đã cho thấy nhãn tiền cái kết cục bi thảm đang sờ sờ ra, ở ngay trước mặt. Thời ấy, không thầy nào thuốc nào có thể chữa được bệnh phong. Ai mắc bệnh này chỉ còn ngồi chờ chết. Trong tâm lý đương thời, ai cũng muốn tránh xa người mắc bệnh, vì sợ bị lây. Còn đến khi bệnh đã vào giai đoạn cuối, thì chỉ vừa mới trông thấy, mọi người cũng đã sợ rồi. Ngay cả người nhà cũng ngại không muốn tiếp xúc với người bệnh trong nhà.

Chẳng còn cách nào khác, ông già họ Nguyễn đành phải làm cho con gái một ngôi nhà nhỏ ở ngoài đồng. Ông cấp cho nàng đầy đủ quần áo và các vật dụng. Lương thực thực phẩm thì nửa tháng cho người nhà đem ra một lần. Rau cỏ nàng có thể trồng ở xung quanh nhà để hái cho tiện.

Mặc dù rất thương con, nhưng dư luận xã hội buộc ông phải làm như thế. Còn nàng thì cũng biết thân biết phận mình, chẳng dám oán trách cha mẹ đều gì. Chỉ âm thầm chịu đựng, đêm ngày thui thủi một bóng một mình.

Nói ông trời quá ác, nhưng nhiều khi cũng thấy ông mở lượng hải hà. Hơn một năm sau, một hôm có vị cử nhân trẻ tuổi, người trong huyện Kinh Môn cùng tỉnh, trên đường lên kinh thi Hội, đi qua. Lúc ấy với trời gần tối, chàng ta lại đang ở giữa cánh đồng thì bỗng đâu cơn mưa kéo đến rồi mưa đổ nước xuống như trút. Nhìn phía trước thấy làng xóm còn xa xôi, nhưng ở ngay trước mặt lại có ngôi nhà nhỏ, chàng ta vội vàng chạy lại xin nghỉ nhờ. Nàng ra mở của, chàng cử trẻ tuổi bước vào. Bốn mắt nhìn nhau, tuy chưa nói, nhưng ngay phút đầu, cảm tình đã có.

Nàng hỏi tên tuổi, quê quán và hỏi làm gì mà chàng qua đây trong lúc mưa gió thế này? Chàng cứ thực trả lời, giọng nói cử chỉ lại đầy chìu mến. Nàng hơi bẽn lẽn nhưng cũng tự giới thiệu là cha mẹ đã già, lại nhà neo đơn, nên phải làm nhà ra đây để trông nôm hoa màu. Tiếng rằng là cử nhân, nhưng thực ra nhà chàng cũng thuộc loại không phải giàu có, từ nhỏ chàng cũng đã quen chân lắm tay bùn, nên nghe thấy thế, chàng cũng động lòng thương cảm và có phần mến phục.

Ngoài trời vẫn mưa tầm tã và có cơn mưa đến hết đêm ... Lại thỉnh thoảng sấm sét nổi lênh đùng đùng. Đang chuyện trò thì trời sập tối. Nàng đứng dậy đi châm đèn rồi mời chàng nghỉ lại dùng cơm. Chàng nhận lời, và họ cùng nhau chuẩn bị nấu nướng ...

Bữa cơm tình cờ, cũng như gặp gỡ tình cờ, càng lúc lại càng làm cho tình cảm giữa hai người thêm phần đầm thắm. Dưới ánh đèn, chàng nhận thấy ở nàng một vẻ đẹp thực sự giai nhân. Mắt phượng, mày châu, mũi dọc dừa, còn miệng thì tươi như hoa chớm nở. Lại thêm, khuôn mặt nàng trái soan với mái tóc dài và dáng người thon thả. Chưa bao giờ chàng thấy một người con gái nào đẹp như thế. Cũng chưa bao giờ chàng nghe được một giọng nói dịu dàng mà thắm vào lòng người đến như thế, Đặc biệt khi nào cười, đôi môi chúm chím, hai mắt như hai hạt nhãn long lanh, còn hai má thì ửng hồng, càng làm cho chàng thêm đắm sai, mê mẩn. Chàng hoàn toàn không hay biết nàng có dấu hiệu của bệnh phong đã thể hiện một phần qua hai gò má ửng hồng ấy. Còn nàng cũng nhận thấy ngay ở chàng một vẻ đẹp nam nhi khỏe mạnh và một tấm lòng thật hào hiệp. Chàng lại đang trẻ tuổi, học rộng tài cao và đều ấy dã làm cho nàng cảm phục thêm gấp bội phần.

Thế rồi, cái gì phải đến thì cũng đã đến. Cơm nước xong, Hai người lại ngồi tiếp tục chuyện trò, rồi ước hẹn trăm năm với nhau. Dưới ánh đèn bập bùng, họ nhìn nhau đắm đuối. Rồi chàng ôm ghì lấy nàng. Còn nàng thì gục mãi khuôn mặt kiều diễm vào một bên ngực chàng. Chàng dìu nàng lên giường. Cuộc ân ái diễn ra vô cùng nồng nàn, dường như trời đất sinh ra là để dành riêng cho nhau vậy.

Sáng sớm hôm sau, cơn mưa cũng đã ngớt. Nàng khẽ gỡ tay chàng rồi lén dậy thổi cơm. Trong thâm tâm, nàng hiểu rằng đây là bữa cơm cuối cũng giữa hai người, bữa cơm vĩnh biệt. Còn chàng thì dùng dằng chưa muốn dời chân, nhưng sau khi nghe nàng nói, chàng cũng bịn rịn, rồi chuẩn bị lên đường.

Đúng ra, chàng có thể ở lại thêm một vài ngày nữa, vì việc vào trường thi cũng chẳng đến nỗi phải quá vội vàng. Thế nhưng, cả hai người đều hiểu là họ không thể ở bên nhau thêm được nữa. Làng nước ra mà trông thấy thì họ còn có mặt mũi nào. Ấy là chưa kể nếu có ai đó định làm to chuyện ra thì sẽ rầy rà cho cả hai người.

Khi chia tay, họ lại nói với nhau những lời ước hẹn, và cuộc đưa tiễn diễn ra thật cảm động vô cùng.

Còn lại một hình một bóng, bỗng nhiên nàng cảm thấy vô cùng buồn bã. Nàng đóng chặt cửa rồi ngồi khóc ròng rã mấy ngày liền. Nếu trước kia chỉ là buồn tủi thì bây giờ đây, nàng thực sự đau xót cho duyên phận của mình. Nàng hiểu rằng lời hẹn ước với chàng là hoàn toàn không thể thực hiện được.

Nhưng cùng với nỗi đau, những cảm giác của nàng lại bừng bừng sống dậy, và ý nghĩ của nàng lại nương theo những cảm giác ấy. Nàng thấy chàng đối với nàng hoàn toàn chân thực, không có chút giả dối nào.Chàng cũng chẳng huyênh hoang tự vỗ ngực mình: "Quân tử nhất ngôn", mà chỉ nhẹ nhàng nói rằng dù đỗ dù không thì chàng cũng nhất quay trở lại đây, rồi cưới nàng làm vợ.

Ôi! Cầu mong sao cho chàng đỗ đạt! Sau ngày cưới, nàng sẽ theo chàng lên Kinh đô nhận chức. Rồi sẽ là nhà cửa, con cái đề huề. Dù ở Kinh đô hay ở trấn, ở phủ, thì đi đến đâu, nàng cũng được mọi người kính trọng, nể vì, và cha mẹ nàng rồi cũng được vẻ vang với làng với nước.

Còn nhược bằng nếu chàng không đỗ, thì với danh phận cử nhân, dần dà rồi chàng cũng được bổ dụng. Trước có thể là hàng chức sắc ở phủ, ở huyện, sau sẽ là tri huyện hay một chức quan nhỏ ở Kinh đô ... Nàng cũng vẫn có nhà cửa, con cái đề huề. Rồi thỉnh thoảng nàng mang con về thăm cha mẹ, hoặc mời cha mẹ lên chơi. Cha mẹ nàng hẳn sẽ được hả hê, sung sướng trong lòng.

Nhưng chỉ vừa nghĩ đến đấy thô thì nàng đã lại thổn thức, rồi nước mắt tuôn rơi. Nàng lại khóc than cho duyên phận của mình! Ôi! Làm sao nàng có thể đang tâm giấu bệnh tật của mình với chàng đến sau ngày cưới? Cho dù lúc ấy, chàng không ruồng rẩy hắt hủi nàng đi nữa, thì nàng cũng cảm thấy áy náy và sẽ ân hận đến suốt đời. Nàng không thể cho chàng những đứa con mà sau này chúng lớn lên chúng sẽ lại mắc chứng bệnh như nàng. Nàng cũng không thể chung đụng mãi với chàng để rồi cuối cùng sẽ gây cho chàng nhiễm phải căn bệnh quái ác ấy! Hỡi trời cao đất dày, sao lại nỡ đày đọa nàng cho đến nông nỗi này?

Thôi thì đành gác lại câu chuyện chồng con, coi như nàng không có phúc có phần được hưởng. Và cũng đành gác lại, không thể báo hiếu, không thể làm vẻ vang để đền đáp lại, cả công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Chợt nhớ đến lời ông thầy thuốc nói về căn bệnh sau này, nàng cảm thấy vô cùng kinh hãi, chân tay rụng rời. Đang mặt mũi xinh đẹp thế này, đang thân thể, chân tay đầy đặn, trắng trẻo thế này, mà sao đến lúc mặt mũi lở loét, thân thể chân tay cũng lở loét, và các ngón chân ngón tay thì bị cụt lủn đi? Không! Không thể nào như vậy được! Đau đớn thể xác nàng còn có thể chịu đựng, chứ một thân hình gớm guốc đến như thế, thì nàng thà chết đi còn hơn!

Trong suốt mấy ngày, nàng tỉnh rồi lại khóc, khóc rồi lại mê. Và cứ như thế, cho đến lúc nàng cảm thấy sức cùng, lực kiệt không thể sống được nữa, và nàng cũng không thể sông đuộc nữa, thì nàng lê bước lại phía cửa sổ, mở cửa rồi nhìn mãi theo con đường mà chàng đã ra đi. Trong lòng nàng lại rộn lên bao nhiêu nỗi niềm và đau xót. Nàng thương cho sự lẻ loi đơn chiếc của chàng, khi nàng đã vĩnh viễn rời bỏ thế gian này. Nàng lại thương cho chàng phải đường xa lặn lội, rồi không biết có công thành danh toại được hay không?

Chắp hai bàn tay vào nhau, nàng gục đầu xuống bên cửa sổ, hướng về phía Kinh đô, nơi chàng đang có mặt để ứng thí, nàng thì thầm nói với chàng những lời vĩnh biệt. Rồi nàng chúc cho chàng vạn sự bình yên. Nàng cầu xong cho chàng lần này thi đỗ đại khoa. Nàng xin chàng đừng bao giờ quên mối tình đằm thắm và tấm lòng thủy chung son sắc của nàng. Nhớ lại cái đêm mưa gió bão bùng, trên chiếc giường nhỏ, nàng đã trao cho người mình yêu cả tấm tình trong trắng, trọn vẹn, thì nàng nở một nụ cười mãn nguyện, rồi từ từ khép vành mắt lại. Nàng đã về với cõi vĩnh hằng.

Khi người nhà, theo định kỳ, mang gạo và thức ăn đến cho nàng, thì thấy nàng dã chết. Người này chạy về báo cho ông bà và con cháu biết. Mọi người than khóc hồi lâu, rồi đi lo liệu chôn cất cho nàng. Ngôi môï được đặt ngay trên miếng đất mà nàng đã ở, còn nhà thì gỡ bỏ đi. Từ lúc khâm liệm cho đến khi thắp bó nhang cuối cùng lên trên nấm mộ, cả cha mẹ nàng cho đến mọi người, ai cũng đều đinh ninh rằng chết là do trong người saÜn mang bệnh trọng, nên sức yếu và đã bị cảm mạo bất ngờ ... Tuyệt nhiên, không một ai nghi ngờ, không một ai hay biết, rằng nàng đã có một mối tình. Mối tình với chàng trai trẻ đỗ cử nhân và đang lên đường thi Hội. Một mối tình mà lẽ ra thật tuyệt vời, nhưng trên thực tế thì lại đầy tuyệt vọng!

Chàng cử nhân trẻ tuổi, khi bước chân ra khỏi nhà nàng, lúc đầu còn có phần bùi ngùi, bịn rịn, nhưng sau đó thì nhẹ bước lâng lâng. Dậy lên trong lồng ngực chàng, khiến con tim phải thổn thức, ấy là nỗi vui mừng khấp khởi. Tưởng là gặp phải cơn mưa bão mà hóa ra lại gặp duyên trời. Chân chàng soãi những bước dài, không nhanh mà cũng không chậm, còn miệng thì lẩm bẩm khấn khứa thành lời: "Kính xin trời đất thánh thần, xin phúc ẩm tổ tiên ông bà, phù hộ đỏ trì cho con lần này có tên trên bảng, dẫu chẳng khôi nguyên, á nguyên, thì chí ít, cũng không phụ lòng người con gái mà con đã hẹn hò".

Chàng cử nhân chưa có vợ thâït, phần vì bận học hành thi cử, phần vì chưa có ai để lọt mắt xanh, nên khi thấy nàng, chàng đã dem lòng yêu thực sự. Lúc hẹn ước rồi thề nguyền, chàng đã nói như vậy với nàng. Và bây giờ đây, trong tâm trí chàng, trên đường đi hay ở trọ, hình bóng nàng vẫn luôn luôn hiện lên, một cách rõ rệt. Nhất định chàng sẽ cưới nàng. Nhất định chàng sẽ ăn đời ở kiếp, chia ngọt sẻ bùi với nàng.

Tuy nhiên, đôi khi chợt nghĩ rằng mình sẽ không đỗ, thì lập tức càng thấy tái tê. Chàng ái ngại cho mình khi thì ít mà ái ngại cho nàng thì nhiều. Nhưng không sao! Dẫu thế nào thì nàng vẫn là chỗ dựa, là niềm an ủi của chàng! Nàng đã nói như thế, và chàng càng cảm thấy yêu mến nàng hơn. Một người vợ đẹp, lại đức hạnh vẹn toàn, thì làm sao lại không đánh đổi một sự nghiệp được nhỉ? Chàng tự mỉm cười, cho mình, và cho tất cả các bậc mày râu khác ở trên đời.

Khi bước chân vào trường thi thì chàng cảm thấy mình hoàn toàn bình tâm, tĩnh trí, và lại có phần phấn khởi thêm nữa, vì ít nhất chàng đã không phải lo lắng đến việc đỗ hay trượt. Đối với chàng, đậu hay trượt cũng chẳng có gì hệ trọng lắm.

Cả bốn tường thi, chàng đều làm bài một cách thoải mái, khô gò gãm. Nghĩ chín chắn đâu ra đấy rồi, chàng mới bắt đầu viết. Mà cũng thật rõ ràng, phân minh. Đến khi đọc lại, chàngvẫn thấy đầu óc mình sáng suốt, nhận ra các bài, ý tứ đầy đủ, mạch lạc, còn hành văn thì trôi chảy, lưu loát. Riêng trường thi thơ, phú, thì chàng cảm thấy đặc biệt hài lòng. Căm hứng cứ như tự đến với chàng. Nó tràn trề, lai láng, tựa như chàng chỉ vảy bút là đã thành thơ, thnàh phú rồi. Lúc ấy, chàng nhớ lại, chính là lúc hình ảnh Nàng đang hiện về rõ nét nhất.

Cho hay, khi làm thơ làm phú, dẫu là đang thi cử ở nơi trường ốc, thì việc trong tim có mang theo hình bóng của một người đẹp, là vô cùng quan trọng, nó có ích hơn tất cả các điều khác cộng lại.

Sau cuộc thi, chàng bỏ đi ngao du ở đâu đó ở Kinh đô và các vùng phụ cận. Về nhà hay về gặp nàng thì chàng không dám. Tốn tiền, chậm ngày giờ xem yết bảng, và cái chính là biết ăn nói thế nào bây giờ? Dẫu có cảm thấy bài làm cũng không đến nỗi, nhưng chàng chưa dám tin là mình sẽ đỗ. Chàng tự ti, nghĩ rằng thiên hạ này thiếu gì người tài? Lại nữ, ở thôn quê, học với ông thầy hàng tỉnh, khó lòng mà địch nổi với nhũng người khác ở chốn Kinh đô . Cứ xem cái vẻ huyênh hoang của họ lúc đến trường thi thì đủ rõ. Họ làm như thể đã đỗ thật không bằng. "Chắc là họ đã tìm cách đút lót cho quan chấm thi rồi, nên mời như thế chăng? Chàng chợt nghĩ, nhưng rồi lại chép miệng. "Thôi mặc kệ họ! Nếu ta không đỗ, thì vẫn còn nàng kia mà!"

Hôm yết bảng và làm lễ xướng danh, chàng từ trong nhà trọ đi ra, với tâm trạng hoàn toàn dửng dưng, không vui, không buồn mà cũng chẳng háo hức. Chàng thấy một đám rất đông, gồm đủ các hạng người, đang nhộn nhạo lên ở chỗ treo bảng. Được một lúc thì thấy từ chỗ đám đông ấy có sự chen lấn xô đẩy và tiếng la hét om sòm. Chàng không dám chen vào, nhưng thấy từ đấy đi ra một vài người có vẻ mặt hớn hở, vênh vang. Lại thấy nhiều người nữa, khuôn mặt rúm ró đau khổ trông thật tội nghiệp. "Ôi! Thi với cử " Chàng nghĩ "Thật phù du là con đường công danh, sự nghiệp. Thật phù du là cái khiếp người!"

Chàng chưa kịp xem bảng yết , thì đã đến lễ xướng danh, nên vội đến nghe. Chàng thấy cứ mỗi khi tiếng loa gọi đến tên ai, lại thấy có tiếng la hét và một vài người nhảy lên câng câng, trông rất tức cười. Vô khối người khác nhấp nhỏm. Chán quá, đã toan bỏ ra ngoài cho khỏi nóng bức thì chàng chợt nghe thấy tiếng gọi tên mình. Cứ ngỡ là tên trùng với tên của ai đó, hoặc giả không phải tiếng loa mà chỉ là tiếng gọi thường, nên chàng lắng tai nghe, và đến lần thứ ba, mới dám đáp to lên: "Bẩm có". Rồi chàng chen lên, đứng vào hàng những người đỗ đạt. Tiếng loa vẫn tiếp tục, một lúc sau thì dừng..

Chàng không được chọn thi Đình, nhưng cũng chẳng cảm thấy buồn, mà trái lại, còn cảm thấy vui nữa. Sau khi vào cung nhận mũ áo vua ban, rồi dự yến tiệc, chàng trở về nhà trọ, cảm ơn chủ nhà, và thu dọn đồ đạc. Khi có lính hộ tống đến, chàng ngồi trên võng, để họ rước đi. Cái lệ đặt ra là thế, chàng có từ chối thì cũng không được kia mà.

"Ừ thì vinh quy", chàng nghĩ , "Nhưng trước hết, hãy về thăm nàng cái đã". Chàng chỉ cho những người lính đi theo con đường cũ, còn trong lòng thì khấp khởi mừng thầm. Tuy nhiên, đến những chỗ lội hoặc đoạn đường vắng vẻ, chàng lại bảo những người khiêng võng dừng lại để chàng xuống đi bộ.

Khi tốp người vào đến cánh đồng có ngôi nhà của nàng thì chàng nhìn mãi mà chẳng thấy nhà đâu. Đến tận nơi, thấy trên nền đất cũ, chỉ còn lại một ngôi mộ mới đắp. Chàng rùng mình, chợt nghĩ đến sự chẳng lành. Tuy nhiên, chàng vẫn cố chờ đến khi trong làng có người đi ra. Chàng vẫy lại hỏi, thì người đó đáp: "Cô ấy chết rồi!". Chàng đến bên nấm mộ, vật vã kêu khóc. Vừa khóc chàng vừa kể lể, gọi mãi tên nàng. Những người lính và người làng đều cảm thấy bùi ngùi. Họ xúm lại an ủi, khuyên can, rồi người làng dẫn đường cho chàng, trở vào nhà ông họ Nguyễn.

Đến nơi, vừa trông thấy ông lão, từ trong nhà bước ra cổng đón, chàng đã quỳ xuống sụp lạy, theo đúng lễ con rể đối với bố vợ, khiến ông lão, vừa ngạc nhiên, vừa xúc động, nước mắt tuôn trào.

Thấy sự lạ, anh em họ hàng lúc ấy cũng lục tục kéo đến. Khi chủ khách tề tựu trong nhà, chàng kể lạ tình đầu câu chuyện, từ lúc mắc mưa được nàng giúp đỡ, rồi hai bên hẹn ước với nhau thế nào.

Ông lão vừa nghe, vừa bùi ngùi trong dạ. Tuy nhiên, ông nói ông không dám nhận chàng là con rể, vì ông nghĩ, chàng bây giờ đường đường là một vị đại khoa, còn con ông thì đã chết rồi. Khi ông lão nói xong, chàng bèn đứng dậy ngay, nói:

- Thưa cha mẹ cùng các ông các bác trong anh em họ hàng. Các cụ ngày xưa đã dạy: "Một ngày nên nghĩa, đoạn đường nên quen", thật đúng với hoàn cảnh của con lúc bấy giờ. Lại đến câu: "Lời nói như dao chém đá", thì con nghĩ, đời đời cũng chẳng dám quên. Dẫu bây giờ nàng đã khuất, nhưng xin cha mẹ vẫn cho con được nhận là vợ, và lo liệu các việc về sau cho nàng.

Ông lão vừa nghe, vừa lấy khăn chấm dòng nước mắt, còn bà lão thì òa lên, nức nở tự bao giờ. Anh em họ hàng, ai nấy cũng đều cảm thấy ngậm ngùi, rồi mỗi người mỗi câu, khuyên ông bà hãy nên nhận chàng làm con rể. Trong lời nói của mỗi người, chẳng mấy ai không nhắc đến câu: "Gia đình chúng tôi xin đội ơn quan tân khoa đã có tấm lòng thương yêu, độ lượng ..."

Ngay chiều hôm ấy, ông già họ Nguyễn cho dựng rạp, mổ lợn ... để mời anh em và họ hàng, làng xóm đến dự, chứng kiến cho lễ nhận rể của ông. Lại sai người nhà mang lễ vật ra tận ngoài mộ, để chàng rể làm lễ tế vợ của mình. Chàng mặc áo trắng, chít khăn trắng, rồi hành lễ theo đúng phong tục và nghi thức đòi hỏi. Còn trên bài vị của nàng, thấy ghi rõ dòng chữ: "Vợ chính thất của quan tân khoa Tiến sĩ ..."

Làng nước được chứng kiến hai cuộc hành lễ liền, ai nấy cũng đều trầm trồ khen ngợi. Thật là trọn tình vẹn nghĩa. Trên thế gian hỏi dễ mấy ai có được tấm lòng thương yêu và độ lượng như vị tân khoa trẻ tuổi này?

Từ đấy trở đi, các việc đến với quan tân khoa cứ tuần tự như tiến. Chàng về quê vinh quy bái tổ, rồi lên Kinh đô nhậm chức. Đường quan tước thăng tiến dần dần. Tuy nhiên chàng vẫn giữ trọn đạo con rể đối với hai ông bà họ Nguyễn.

Ba năm sau, chàng từ nhiệm sở trở về để cải cát cho người vợ xấu số. Chàng xuất tiền ra xây một ngôi tháp lớn ở ngay trên nền đất cũ, rồi cho đặt xương cốt của vợ mình vào. Xung quanh tháp chàng định cho đắp chữ nổi nhưng sau nghĩ thấy làm như thế e có người dị nghị, chắc không thuận, nên lại thôi.

Chàng vẫn giữ mãi bổn phận con rể với hai ông bà, cho đến lúc họ qua đời, rồi cải cát, cúng giỗ. Còn ngôi tháp thì đứng đó, thi gan cùng tuế nguyệt, là chứng tích muôn đời cho một mối tình thủy chung, son sắt, đáng để cho mọi người tưởng nhớ, khâm phục.

Dân chúng trong vùng quen gọi đó là tháp Báo Ân. Tên ấy có thể chưa chính xác và cũng không thấy ghi ở trên tháp, nhưng đã được khắc sâu vào lòng người, từ thế hệ này đến thế hệ khác ...

Vũ Trinh (1759 - 1828), một vị quan chức lớn dưới cả hai thời Lê mạt, Nguyễn sơ, đồng thời cũng là một tác gia văn học có tầm cỡ, đã ghi lại câu chuyện này trong tập Lan trì kiến văn học. Tuy nhiên, ông mới chỉ kể lại một cách sơ sài. Riêng đoạn chàng cử nhân đỗ đại khoa, thì ông lại viết, đại ý: Bài vở của chàng lẽ ra không được đỗ, nhưng linh hồn cô gái (lúc ấy đã chết) hiện về, nhận là vợ của chàng, và xin với quan chấm thi hãy thương tình mà cho đỗ. Quan nể tình, nghe theo ...

Quan chấm thi nói lại sự thể ấy với chàng tân khoa. Và chắc do chàng được đỗ nhờ âm phù của cô gái, nên sau đó mới "tạ ơn" bằng cách: đến nhận làm con rể, làm lễ tế, cải táng, xây tháp ...

Phải chăng như thế đã đúng với sự thật? Chúng tôi nghĩ, có lẽ không phải như vậy. Chuyện âm phù làm sao có được bằng chứng? Lại nữa, tình tiết này thấy ngan ngản trong các sách vở thời trước viết về thi cử cả sách ta lẫn sách tàu, nên chúng tôi nghĩ rằng đó chỉ là một cách lý giải chuyện đỗ đạt theo quan niệm của người xưa mà thôi. Ngay cả các tác giả tài danh của thời hiện đại, như Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, cũng do ảnh hưởng của quan niệm ấy, nên đã kể lại một cách khá tự nhiên những tình tiết này trong một vài tác phẩm viết trước cách mạng (1945).

Nhưng dầu sao cũng rất có thể, câu chuyện âm phù này là có thực, ai mà biết được? Vậy chúng tôi cứ trình bày lại những kiến giải của Vũ Tiên sinh để bạn đọc tự mình suy ngẫm, kết luận.

Việc thể hiện lại toàn bộ câu chuyện theo một hướng khác, như chúng ta đã làm, có thể cũng chỉ là một cách lý giải. Suy xét như thế nào là tùy ở bạn đọc.
Về Đầu Trang Go down
https://welovevd.forumvi.com
admin
Admin
admin


Tổng số bài gửi : 229
Join date : 13/01/2011
Age : 28
Đến từ : Bảo Lộc

Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam"   Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" I_icon_minitimeWed Aug 24, 2011 7:56 am

Truyện Cổ tích Chim Đa Đa

Đã lâu rồi, ở dựa mé rừng tha có đôi vợ chồng người tiều phu ăn ở với nhau hai mươi năm rồi mà không có đứa con để vui nhà . 1 hôm vợ chồng bàn với nhau nên đến ngôi chùa ở gần triển núi ăn chay niệm phật để cầu con
Quả nhiên đi cầu tự trở về được ít lâu, thì vợ người tiều phu có thai, sinh được 1 con trai , đặt tên là Đa Đa . Lúc Đa Đa lên 7 tuổi thì mẹ nó qua đời . Còn lại 1 cha 1 con không ai sớm hôm săn sóc cho đứa trẻ, người tiều phu phải ngày ngày vào rừng đốn củi mãi tối mịt mới về, sự mệt mõi làm cho ông không đủ sức để săn sóc nuôi dưỡng con thơ . Sau nhiều lần cân nhắc ông không còn biết làm cách nào hơn là cưới thêm 1 người vợ kế ..
Người đàn bà này không được hiền lành như mẹ ruột of Đa Đa . Ngoài roi vọt , tiếng nặng tiếng nhẹ , chị ta còn bắt Đa Đa phải lặn lội trong cánh đồng chăn đuổi bầy vịt của chị ta nuôi . Đà vậy đến bữa, chị ta chỉ cho Đa Đa ăn cơm thừa canh cặn đói no mặc kệ , Vì vậy tối đến thấy cha về Đa Đa thường thút thít khóc kể với cha về nỗi dì ghẻ hành hạ chăn vịt, bị đòn roi còn lại cho ăn đói . Nhưng người cha không tin lời của đa đa ...
Càng ngày người dì ghé càng ghét cay ghét đắng Đa Đa nên càng nặng lời nhiếc máng, đánh đập tàn nhẫn khi không có cha của Đa Đa ở nhà . Rồi 1 hôm đợi lúc gần tối cha của Đa Đa sắp về , chị xúc 1 chén cát , lấy cơm trắng trải lên trên mặt chén cho Đa Đa bảo ăn . Đa Đa không dám cãi lời mẹ ghẻ , lại nghĩ tủi thân , hồi nào còn mẹ được ăn uống đầy đủ , nâng niu, săn sóc , nay thì cực khổ , cơm lại trộn cát bảo ăn , làm sao mà ăn được , Nên nó cứ cầm chén cơm mà khóc cho tới lúc cha nó lơn tơn xách rựa về nhà ..
Phần mệt nhọc , lại nghe tiếng dì ghẻ chanh chua mắng vốn : Đó ông xem, thằng Đa Đa hành hạ tôi đến bực, cơm đã dâng tận tay nó không chịu ăn ngồi khóc rấm ra rấm rứt như ma trù ma ẻo thì còn làm ăn gì được ..
Gã tiều phu nóng tính , nghe vậy bực mình rồi lại thấy chén cơm trong tay Đa Đa là cơm trắng ngon lành tại sao không ăn mà ngồi khóc . Nỗi khí xung thiên , gã vớ lấy khúc củi đánh thẳng Đa Đa , chẳng dè trúng nhầm đầu đứa bé ngã ra chết . Chén cơm trắng đổ tứ tung bày ra những hạt cát .. Bấy giờ gã mới hiểu được lòng dạ độc ác của người vợ kế thì đã muộn rồi . Ông chỉ còn cách chôn con và đuổi chị ta ra khỏi nhà ..
3 ngày sau ra thăm mả Đa Đa , gã tiều phu thấy từ dưới mả 1 con chim kỳ lạ sắc xám bay lên đậu trên cành nhìn ông rồi cất tiếng kêu :
Bát cơm cát trả cho cha, đánh bể óc ác la, ác la đa ..
Gã tiều phu biết ngay rằng hồn Đa Đa hoá thành chim , buông ra những tiếng kêu thê thảm
Về Đầu Trang Go down
https://welovevd.forumvi.com
admin
Admin
admin


Tổng số bài gửi : 229
Join date : 13/01/2011
Age : 28
Đến từ : Bảo Lộc

Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngụ ngôn   Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" I_icon_minitimeWed Aug 24, 2011 8:01 am

Sếu và cò
Bác mu-gích chăng lưới bẫy sếu vì sếu đã phá ruộng gieo trồng
của bác ta. Bầy sếu bị sa l ưới, cùng với một bầy sếu có một chú cò. Cò
bèn nói với bác mu-gích:
- Bác thả tôi ra đi: tôi không phải là sếu mà là cò; họ nhà cò
chúng tôi là loài chim danh giá nhất, tôi sống ở nhà của cha bác đấy.
Mà cứ trông lông cũng thấy rõ tôi không phải là sếu.
Bác mu-gích trả lời:
- Ta bắt được mi cùng với bầy sếu thì ta sẽ mổ thịt mi cùng với
chúng.


Người đánh cá và con cá con
Người đánh cá bắt được một con cá con. Cá con bèn nói:
- Ông chài ơi, ông hãy thả tôi xuống nước! Ông thấy đấy, tôi bé
tẹo, ông chẳng được lợi lộc bao nhiêu ở tôi. Ông thả tôi ra, rồi tôi lớn
lên, bấy giờ ông hãy bắt, ông sẽ được lợi nhiều hơn.
Người đánh cá trả lời:
- Kẻ nào chờ đợi mối lợi to hơn mà bỏ qua món nhỏ là đứa ngu.


Thỏ và ếch
Một lần họ nhà thỏ gặp nhau và khóc than: 'Chúng ta chết vì
con người, vì lũ chó, vì đại bàng, vì các con thú khác nữa. Thà chết
quách một lần cho rồi, hơn là sống mà sợ hãi và khổ sở. Ta đâm đầu
xuống nước tự tử đi!'
Và chúng chạy ra hồ để tự tử. Thấy động, lũ ếch nhảy tõm
xuống nước. Một chú thỏ liền nói: 'Các bạn ơi! Ta hãy khoan tự tử,
cuộc sống ếch nhái hẳn còn tồi tệ hơn của chúng ta: chúng sợ hãi cả
chúng ta'.



Người cha và các con trai
Người cha ra lệnh cho các con phải sống hòa thuận, nhưng
chúng không nghe lời. Ông liền sai đem một cái chổi sể đến và bảo:
- Các con bẻ đi!
Lũ con trai xoay sở thế nào đi nữa cũng không bẻ nổi. Bấy giờ
người cha tháo rời chổi ra và bảo bẻ từng ngọn một.
Lũ con dễ dàng bẻ hết từng ngọn chổi.
Người cha mới nói:
- Cả các con cũng vậy đấy: nếu như các con sống hòa thuận thì
không ai làm gì nổi các con, bằng không các con cãi cọ nhau, tất cả
riêng rẽ thì bất cứ kẻ nào cũng dễ dàng làm hại các con.



Con cáo
Cáo ta bị sập bẫy, vẫy vùng đứt đuôi rồi thoát ra được. Nó bèn
ngẫm nghĩ xem làm thế nào che lấp được nỗi nhục của mình. Nó cho
tất cả họ nhà cáo đến và lên tiếng dỗ dành chúng chặt đuôi cả đi. Nó
nói:
- Cái đuôi hoàn toàn chẳng để làm gì, ta chỉ kéo thêm nặng
phía sau mà thôi.
Một con cáo khác bèn lên tiếng:
- Chà, nếu chị không cộc đuôi thì hẳn chị chẳng nói điều ấy.
Cáo cộc đuôi nín lặng và bỏ đi.



Muỗi và sư tử
Muỗi bay đến bên sư tử và bảo:
- Ông tưởng là ông khỏe hơn tôi hả? Đâu có phải như thế kia
chứ! Sức lực của ông là cái quái gì? Ông đa móng vuốt ra cào, đưa
răng ra cắn, cái đó cũng giống như đàn bà đi đánh nhau với mấy mụ
nhà quê ấy.Tôi khỏe hơn ông nhiều: nếu ông muốn, ta ra đánh nhau
chơi!
Và muỗi nổi hiệu vo vo, bắt đầu đốt vào hai má, vào mũi sư tử.
Sư tử lấy chân trớc đập vào mặt mình, móng vuốt làm toạc hết mặt
nó, khắp mặt nó máu me đầm đìa, nó kiệt dần sức lực.
Muỗi lại nổi hiệu vo vo vui mừng và bay đi. Sau đó muỗi sa vào
lới mạng nhện và nhện bắt đầu hút máu nó. Muỗi ta mới than thở :
- Ta thắng được con thú mạnh như sư tử, vậy mà nay chết vì
cái con nhện nhãi nhép này.



Chó nhà và chó sói
Chó nhà ngủ thiếp ở sau sân nhà. Sói đói chạy tới và định ăn
thịt chó. Chó liền bảo:
- Sói! Ông hãy khoan ăn thịt tôi, bây giờ tôi gầy gò, chỉ có xương
bọc da. Cứ để một thời gian, chủ nhà sắp có đám cưới tôi có thừa thức
ăn, tôi sẽ béo ra, bấy giờ ăn thịt tôi hay hơn.
Sói tin lời bèn bỏ đi. Lần sau nó lại tới và thấy chó nằm trên
mái nhà. Sói lên tiếng hỏi:
- Thế nào, xong đám c ưới rồi chứ?
Chó liền trả lời:
- Thế này, anh sói ạ: nếu lần sau đến mà bắt gặp tôi ngủ tr ước
sân, thì đừng có đợi đám cưới nữa



Lừa rừng và lừa nhà
Lừa rừng thấy lừa nhà bèn khen ngợi nó:
- Lừa nhà mập làm sao, thức ăn lừa nhà mới ngon ngọt làm sao.
Sau đó, khi người ta chất đồ lên lưng lừa nhà, rồi dùng gậy
thúc lừa nhà thì lừa rừng bèn nói:
- Không, người anh em ạ, bây giờ thì tôi không ghen nữa, cuộc
sống mà anh được hưởng phải trả giá như thế nào rồi



Ngựa và người chủ
Bác làm vườn có một con ngựa. Ngựa phải làm lu Ã¥ng nhiều mà
thức ăn thì ít. Thế là ngựa ta lên tiếng cầu khẩn thượng đế sao cho
nó được chuyển sang tay một ông chủ khác. Mọi chuyện xảy ra như ý.
Người làm vườn bán ngựa cho một người thợ gốm. Ngựa ta
mừng rỡ, nhưng công việc ở chỗ người thợ gốm còn nhiều hơn ở chỗ
cũ. Ngựa lại than thở về số kiếp của mình và cầu khẩn được chuyển
sang tay một ông chủ khá hơn. Và việc này cũng thành. Người thợ
gốm bán ngựa cho người thợ da. Vừa nhìn thấy trong sân nhà người
thợ da những bộ da ngựa, ngựa ta liền rống lên :
- Ôi, cái đời tôi thật là khốn khổ ! Giá cứ ở lại với những người
chủ cũ có phải hơn không : bây giờ thì rõ là người ta bán tôi không
phải để đi làm lụng mà là để lột da



Chó sói và dê
Chó sói nhìn thấy dê ăn cỏ trên núi đá và nó không thể lần đến
chỗ ấy được, nó bèn bảo dê:
- Giá cô xuống này có phải hơn không? ở đây đất bằng phẳng
hơn, cỏ cho cô ăn cũng ngon ngọt hơn nhiều!
Nhưng dê trả lời ngay:
- Sói ơi! Anh gọi tôi xuống đâu có phải vì thế, anh nào có nghĩ
về cái ăn của tôi, mà anh lo cho cái ăn cho chính mình đấy chứ



Con hươu
Hươu đi đến bờ suối uống nước, nhìn thấy bóng mình dưới nước,
lấy làm thích thú vì cặp sừng của mình : cặp sừng mới đồ sộ, mới
nhiều nhánh làm sao, nhưng nhìn xuống chân thì nó lại buông lời :
- Chỉ có điều bốn chân ta xấu xí, yếu ớt quá.
Bỗng một con sư tử nhảy ra và chồm đến vồ hươu. Hươu vụt
phóng đi trên cánh đồng quang đãng. Nó chạy thoát, nhưng khi chạy
vào rừng, nó lại vướng mắc cặp sừng vào cành cây, thế là s ư tử chộp
được nó. Đến lúc sắp hết đời, hươu mới nói :
- Thế đấy, mình thật ngu ngốc! Về những người có thể cứu
mình thì mình nghĩ là họ tồi, yếu ớt còn những kẻ làm mình mất đời
thì mình lại từng thích thú.



Hươu và ruộng nho
Hươu nấp trong ruộng nho trốn những người đi săn. Khi những
người đi săn đã đi qua, h ươu bắt đầu quay ra ăn lá nho. Những người
đi săn nhận thấy lá nho rung động bèn đoán:
- Không hiểu có phải có thú ở d ới lá cây đây không?
Họ nổ súng v à bắn hươu bị thương. Trước khi nhắm mắt chết,
hươu nói:
- Đáng kiếp cho tôi vì tôi muốn ăn lá, chính những cành lá đã
cứu tôi



Ông già và thần chết
Một lần ông già đẵn xong củi và mang về. Phải mang đi xa, ông
cụ kiệt sức, đặt bó củi xuống rồi nói:
- Chà, giá thần chết cứ đến ngay đi có phải hơn không!
Thần chết đến và bảo:
- Ta đây, lão cần gì nào?
Ông già sợ hãi bảo:
- Nhấc hộ bó củi lên cho lão.



Sư tử và cáo
Vì già lão, sư tử không đi săn được bèn nghĩ cách sống bằng mưu
mẹo: nó vào trong hang, nằm lăn ra và giả vờ ốm. Các con thú kéo
đến thăm sư tử, thế là sư tử chén thịt những con nào vào hang nó.
Cáo hiểu rõ sự tình, đứng bên cửa hang mà lên tiếng:
- Sức khỏe của ngài ra sao, kính th ưa ngài sư tử?'
Sư tử trả lời:
- Tồi lắm. Mà sao cô không vào hang thế nhỉ?
Cáo bèn đáp:
- Tôi không vào là bởi vì theo các dấu vết chân tôi thấy rõ là vào
rất nhiều mà ra thì không.



Mèo và lũ chuột
ở một nhà kia sinh sôi nảy nở khá nhiều chuột. Mèo tìm đến
căn nhà ấy và bắt đầu đuổi bắt. Lũ chuột thấy công việc của chúng
hỏng bét bèn bảo nhau:
- Các bạn chuột ơi, từ nay chúng ta sẽ không rời trần nhà nữa,
mèo không thể mò lên tìm chúng ta ở đây được.
Từ khi lũ chuột không xuống đất nữa, mèo liền nghĩ xem làm
thế nào lừa được chúng. Mèo đưa một chân trước bám lấy trần nhà,
treo lơ lửng và giả vờ chết. Một con chuột ngó nhìn mèo, liền nói
ngay:
- Không, người anh em ạ! Dù người anh em có thành cái bao tải
thì tôi cũng chẳng tới gần đâu



Quạ và cáo
Quạ kiếm được một miếng thịt, về đậu trên cây. Cáo ta thèm
thịt, mon men đến gần đánh tiếng:
- Chà, anh quạ, nhìn ngắm anh, cứ bằng vào vóc dáng với vẻ
đẹp của anh thì chỉ có anh làm vua mới phải! Mà anh hẳn phải là
vua nếu như anh có thêm cái giọng tốt nữa.
Quạ liền há mồm và lấy hết gân sức gào toáng lên. Miếng thịt
rơi xuống, cáo chộp ngay lấy và bảo:
- Chà anh quạ, phải chi anh còn có thêm trí khôn nữa, thì hẳn
là anh sẽ làm vua.



Hai người bạn
Hai người bạn cùng đi qua rừng, chợt một con gấu ở đâu xổ ra.
Một ngời bỏ chạy, leo tót lên cây trốn kỹ, còn người kia ở lại trên đường.
Anh ta chẳng biết làm gì nữa, đành ngã lăn ra đất và giả vờ
chết. Gấu đi đến bên anh đ a mõm đánh hơi: anh ta quả thực đã tắt
thở. Gấu ngửi mặt anh ta, cho rằng đó chỉ là cái xác bèn bỏ đi. Khi
gấu đã đi khuất, anh kia từ trên cây tụt xuống và cười:
- Thế nào, anh ta nói, gấu rỉ tai cậu điều gì đó?
- à, nó bảo với mình rằng những người xấu là những kẻ chạy bỏ
bạn trong hiểm nghèo.



Bác mu-gích và thủy thần
Bác mu-gích đánh rơi cái rìu xuống sông; bác ta đau khổ ngồi
trên bờ khóc. Thủy thần nghe thấy, động lòng thương bác mu-gích
lấy từ dưới sông đưa lên cho bác ta một chiếc rìu bằng vàng và hỏi :
- Rìu của anh đây hả?
Bác mu-gích trả lời :
- Không, không phải của tôi.
Thủy thần mang lên cho bác chiếc rìu khác bằng bạc.
Bác mu-gích lại nói ngay :
- Không phải rìu của tôi.
Khi ấy thủy thần mới đưa lên chiếc rìu thật. Bác mu-gích bèn
nói :
- Đây chính là rìu của tôi.
Thủy thần tặng cho bác mu-gích cả ba chiếc rìu vì lòng thành
thực của bác ta.
Về nhà, bác mu-gích đem rìu ra khoe bạn bè và kể lại chuyện
đã xảy ra với bác. Thế là có một anh mu-gích khác bèn định cũng làm
như vậy : anh ta đi ra sông, cố ý ném chiếc rìu của mình xuống n ước,
ngồi xuống bên bờ và cất tiếng khóc.
Thủy thần đưa lên chiếc rìu bằng vàng và hỏi:
- Rìu của anh đây hả?
Anh chàng mu-gích mừng rỡ kêu lên:
- Của tôi, của tôi!
Thủy thần không cho anh chiếc rìu bằng vàng mà cả chiếc rìu
của chính anh ta cũng không đ ược trả lại vì sự giả dối của anh ta



Chó sói và chú cừu non
Chó sói nhìn thấy một chú cừu non uống nước bên sông. Chó sói
muốn ăn thịt cừu non, thế là nó liền hoạnh họe cừu. Nó nói :
- Mày làm đục nước của tao, không cho tao uống.
Chú cừu con cãi lại :
- Ông sói ơi! Cháu làm sao có thể làm đục nước của ông? Bởi vì
cháu đứng ở cuối dòng nước, hơn nữa lại chỉ chúm miệng uống n ước
bằng đầu môi mà thôi.
Nhưng sói lại nói :
- Được, thế tại sao mùa hè năm ngoái mày chửi bố tao?
Cừu non đáp :
- Thưa ông sói, nhưng hè năm ngoái mẹ cháu còn chưa đẻ cháu.
Sói nổi cáu nói át :
- Không cần lý sự với mày.Tao đang đói bụng đây, vì thế mà tao
ăn thịt mày



Sư tử, chó sói và cáo
Con sư tử già ốm nằm trong hang. Tất cả mọi con thú đều đến
thăm vị chúa, chỉ có cáo là chưa. Thế là chó sói vui mừng đ ược dịp
đặt điều cho cáo trớc mặt sư tử. Sói nói:
- Mụ ta chẳng coi ngài vào đâu, mụ không đến thăm chúa lấy
một bận.
Vừa lúc đó thì cáo chạy đến. Nó nghe thấy điều sói nói, liền
nghĩ bụng : 'Đợi đấy, sói ạ, ta sẽ trả thù mày'.
Sư tử quát mắng cáo, cáo liền thưa :
- Xin chúa đừng vội xử tội kẻ bầy tôi xin cho kẻ bầy tôi được nói
một lời. Kẻ bầy tôi không đến đây đ ược là bởi vì không còn có lúc nào.
Mà không có lúc nào là bởi vì kẻ bầy tôi phải chạy khắp thế gian đi
hỏi thuốc cho chúa. Mãi bây giờ mới tìm ra, thế là vội chạy đến đây
ngay.
Sư tử bèn hỏi :
- Thuốc gì kia?
- Dạ thưa thuốc thế này ạ : nếu lột da một con sói đang sống,
rồi chúa khoác bộ da ấm áp của nó vào...
Sư tử căng bộ da sói ra, cáo bật cười và bảo :
- Thế đấy người anh em ạ : không nên xui chúa làm điều ác, mà
phải xui làm điều lành kia



Sư tử, lừa và cáo
Sư tử, lừa và cáo ra đi kiếm mồi. Chúng tóm bắt được nhiều
thú. Sư tử ra lệnh cho lừa phải chia phần. Lừa chia đều ra ba phần
và bảo:
- Thôi, bây giờ xin nhận phần cho!
Sư tử tức giận ăn thịt lừa và ra lệnh cho cáo phải chia lại phần.
Cáo thu tất cả lại một đống, phần mình thì để lại chút xíu. Sư tử xem
qua rồi bảo:
- Hèm, khá lắm! Ai đã dạy ngươi chia phần khéo thế hả?
Cáo trả lời :
- Thế chuyện gì đã xảy ra với lừa ạ?



Cây sậy và cây ô liu
Cây ô liu và cây sậy tranh cãi nhau xem ai chắc hơn và rắn
hơn. Cây ô liu cười cây sậy vì gặp bất cứ cơn gió nào sậy cũng cong
xuống. Sậy lặng thinh. Dông bão chợt nổi lên. Sậy nghiêng ngã, lay
động, uốn rạp xuống tận mặt đất rồi vẫn còn nguyên vẹn. Ô liu chĩa
cành nhánh ra chống đỡ gió, thế là gãy gục.



Mèo và cừu
Ngày xửa ngày xưa, một bác mu-gích có con mèo và con cừu.
Khi bác đi làm về, mèo chạy ra đón, liếm tay, nhảy lên lưng, cọ người
vào bác. Bác vuốt ve mèo, cho ăn bánh. Thấy vậy cừu cũng muốn được
người ta âu yếm vuốt ve và cho nó ăn bánh. Bác mu-gích từ ngoài
ruộng trở về, cừu vội chạy ra đón bác, liếm tay, cọ vào chân bác. Bác
mu-gích thấy nực cười, và bác xem xem sẽ còn chuyện gì tiếp theo
nữa. Cừu đi quanh ra phía sau, rướn mình nhảy lên l ng bác mu-gích.
Nó xô bác mu-gích ngã giúi ngã giụi. Con trai bác mu-gích thấy cừu
xô ông bổ ngã, liền chộp lấy roi quật cho cừu một trận nên thân.



Con thỏ
Thỏ chạy trốn bầy chó và trốn vào rừng sâu. Trong rừng thỏ
thấy thoải mái, nhng đã trải qua biết bao nhiêu nỗi sợ hãi nên thỏ
còn muốn trốn kỹ hơn nữa. Thỏ đi tìm nơi rậm rạp hơn, và chui vào
bụi rậm ở khe cạn, thế nào lại đụng ngay phải sói ở đấy. Sói chộp đ ợc
thỏ. Thỏ nghĩ bụng: ' Rõ đúng là đã gặp may chớ có đi tìm cái may
khác. Mình muốn đi ẩn trốn kỹ hơn, thế là toi mạng'.



Thỏ và rùa
Thỏ và rùa tranh cãi nhau xem ai chạy nhanh hơn. Hai đứa thi
chạy đoạn đường một vécxta. Thỏ lập tức vượt lên trước rùa, đến mức
chẳng còn thấy rùa đâu. Thỏ bèn nghĩ bụng: ' Mình đi đâu mà vội?
Ngồi nghỉ đã'. Thỏ ngồi xuống nghỉ và ngủ thiếp đi. Con rùa cứ mải
miết bò và khi thỏ thức dậy thì rùa đã bò hết đoạn đ ường một vecxta.



Cun cút mẹ và đàn con
Cun cút mẹ ấp nở được một đàn con trong ruộng kiều mạch và
thấp thỏm lo sợ ngày một ngày hai người chủ ruộng đến gặt lúa. Bữa
ấy cun cút mẹ bay đi kiếm mồi và dặn lũ con phải lắng nghe rồi về
nói lại cho mẹ biết người đã nói những gì. Chiều tối cun cút mẹ bay
về, lũ con bèn thưa:
- Khốn rồi mẹ ơi, người chủ với anh con trai đến, ông ta bảo
'kiều mạch chín rồi. Con đến các bác hàng xóm, bạn bè, nhờ họ đến
gặt giúp kiều mạch'. Khốn rồi, mẹ ơi, mẹ chuyển chỗ cho chúng con
đi chứ không sáng sớm mai là hàng xóm họ đến gặt lúa mất.
Cun cút mẹ nghe xong liền nói :
- Không sao cả, các con, còn lâu họ mới gặt kiều mạch, các con
cứ yên tâm ngồi đấy.
Và sáng sớm mai cun cút mẹ lại bay đi, dặn các con nghe xem
người chủ sẽ bảo gì. Khi cun cút mẹ bay trở về, lũ con th ưa với mẹ :
- Thế này này, mẹ ơi, người chủ lại đến, đợi mãi bạn bè và hàng
xóm chẳng ai đến cả. Ông ta mới bảo con trai : ' Con hãy đến ngay
chỗ các anh em trai, anh em rể, anh em nuôi, nói với họ là bố sai đến
bảo ngày mai nhất thiết phải gặt kiều mạch'.
- Các con đừng sợ các con ạ ngày mai họ cũng sẽ chẳng gặt đâu,
- cun cút mẹ nói.
Khi trở về, cun cút mẹ hỏi :
- Thế nào ?
- Người chủ lại đến với anh con trai, lại đợi chờ người nhà.
Chẳng có ai đến. Ông ta mới bảo anh con : 'Thôi, con ạ, rõ là
chẳng hơi sức đâu mà trông đợi. Kiều mạch chín rồi. Con hãy sửa
hái, sớm mai tự chúng ta đến mà gặt thôi'.
- Các con ạ, - cun cút mẹ nói - nếu như chính người ta tự bắt tay
vào công việc chứ không trông đợi ở những người khác thì người ta sẽ
làm. Phải thu xếp đi khỏi đây thôi.



Con công
Loài chim họp nhau lại bầu ra vua. Con công xòe to cái đuôi c ủa
mình và tự đề cử mình làm vua. Tất cả loài chim vì vẻ đẹp của nó đã
chọn nó làm vua. ác là bèn nói:
- Anh công này, anh hãy nói cho bọn chúng tôi biết: khi anh lên
làm vua, anh sẽ che chở cho chúng tôi khỏi lũ diều hâu như thế nào
nếu chúng rợt đuổi chúng tôi?
Công không biết trả lời ra sao, thế là tất cả loài chim suy nghĩ
xem liệu công có là ông vua tốt của chúng không? Và chúng không
chọn công làm vua nữa, mà chọn đại bàng



Gấu và ong
Gấu tìm đến tổ ong
Thò tay vào vốc mật
Cả đàn ong bay lên
Mũi gấu thi nhau đốt
Gấu rú lên: 'Mũi ơi!'
Bỏ tổ ong chạy miết.



Ong mật và ong đực
Mùa hè vùa tới, lũ ong đực liền tranh cãi với ong mật xem ai
được ăn mật. Ong mật mời ong vò vẽ đến phân xử. Ong vò vẽ hỏi :
'Các người hãy phân ra đôi - ong mật vào một tổ, ong đực vào tổ
kia. Qua một tuần lễ tôi sẽ thấy rõ ai làm mật nhiều hơn và giỏi
hơn'.
Lũ ong đực cãi ngay : 'Chúng tôi không đồng ý. Bác phân xử
ngay bây giờ đi'.
Ong vò vẽ liền nói : 'Bây giờ thì tôi sẽ phân xử ngay. Lũ ong
đực không đồng ý là bởi vì các người không làm mật, mà chỉ thích
ngốn của người khác. Các chị ong mật, hãy đuổi ngay chúng đi'.
Và ong mật đã triệt hết lũ ong đực



Công và sếu
Sếu tranh cãi với công xem ai trong hai đứa oai vệ hơn. Công
nói:
- Tôi là con chim đẹp nhất, đuôi của nó có đủ mọi mầu sắc rực
rỡ, còn anh xám ngắt, xấu xí.
Sếu lại nói:
- Nhưng tôi đã bay lên tận trời, còn anh chỉ tha thẩn trên cái
sân đầy phân



Chim cun cút và người săn
Chim cun cút sa lưới của ngời săn bèn lên tiếng van xin người
săn thả nó ra:
- Ông cứ thả tôi ra - nó nói - tôi xin hầu hạ ông. Tôi sẽ nhử
những con cun cút khác vào lưới cho ông.
- Hừm, cun cút ơi - người săn nói - bình thờng ta cũng chẳng
thả mày ra, còn bây giờ lại càng không. Ta sẽ vặn cổ mày vì mày
muốn phản lại đồng loại



Chim sẻ
Sẻ thấy con người đi gieo hạt lanh. Nó liền bay tới họ nhà chim
rủ rê :
- Hãy mau bay đến mổ hạt đi. Lanh mọc lên, con người sẽ xe
chỉ, đan lới, săn bắt tất cả chúng ta.
Họ nhà chim không nghe, thế là sẻ không thể mổ hết hạt lanh.
Lanh nở hoa, sẻ gọi họ nhà chim đi rỉa lanh. Họ nhà chim lại
không nghe sẻ. Lanh chín. Lần thứ ba sẻ đi kêu gọi họ nhà chim. Và
lần thứ ba họ nhà chim vẫn không nghe nó. Bấy giờ sẻ giận họ nhà
chim, bỏ chúng và bay đến sống bên cạnh chỗ ở của người.



Diều hâu và chim bồ câu
Diều hâu rượt đuổi, rượt đuổi mãi đàn bồ câu nhưng chẳng bắt
nổi con nào. Nó bèn tính chuyện lừa bồ câu. Nó bay gần đến chuồng
bồ câu, đậu lên cây và lên tiếng nói với bầy bồ câu rằng nó muốn hầu
hạ bồ câu. Nó nói :
- Tôi chẳng có việc gì làm, mà tôi yêu mến các bạn. Các bạn hãy
cho tôi đến ở với các bạn, tôn tôi làm vua, nhưng tôi sẽ là đầy tớ của
các bạn. Tôi sẽ không xúc phạm các bạn và không để cho kẻ nào xúc
phạm đến các bạn.
Bồ câu bằng lòng. Khi diều hâu đã vào được nơi ở của bồ câu, nó
lại nói khác : Ta là vua của các người, và vì thế các người phải nghe
ta. Việc thứ nhất là mỗi ngày ta cần ăn thịt một con bồ câu.
Và mỗi ngày nó lại giết hại một chim bồ câu. Bồ câu tỉnh ngộ,
bắt đầu suy nghĩ xem phải làm thế nào, khốn nỗi muộn mất rồi.
Đáng ra tuyệt nhiên không nên cho nó vào - chúng nói - còn bây
giờ thì không còn cách gì nữa



Người chủ và bác làm công
Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm
công đến và bảo :
- Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên
ấy.
Bác làm công ra đi. Bác để bên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi
lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra
cũng vấp phải khúc gỗ văng lên chửi và lại đi tiếp. Chỉ có một bà lão
vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên. Bác làm công
trở về gặp người chủ. Người chủ hỏi :
- ở bên ấy có nhiều người không?
Bác làm công trả lời :
- Chỉ có mỗi một người, mà lại là bà lão.
- Tại sao vậy?
- Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng
chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng
một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ
có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.



Cái bình đất và cái âu gang
Bình đất cãi nhau với âu gang. Bình đất dọa sẽ đập âu gang.
Nhưng âu gang trả lơ âi:
- Đằng nào cũng vậy, anh đập tôi hay tôi đập anh, thì không
phải tôi mà là anh sẽ vỡ toác



Con dơi
Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, xảy ra một cuộc chiến tranh
lớn giữa loài thú và loài chim. Dơi không tham gia vào bên này cũng
như bên kia và cứ ngồi chờ xem bên nào thắng.
Thoạt đầu chim áp đảo thú, bấy giờ dơi liền đi với loài chim,
bay cùng với chim và tự gọi mình là chim nhưng sau đó khi loài thú
bắt đầu giành phần thắng, dơi liền chuyển sang phía thú. Nó phô với
loài thú bộ răng, bốn chân, bộ vú của mình, và cam đoan nó là thú,
nó yêu quý loài thú. Cuối cùng loài chim vẫn cứ thắng, khi ấy dơi lại
tìm sang phía chim, nhng loài chim đã xua đuổi nó đi.
Và dơi cũng không còn có thể đi theo loài thú, vì thế từ đó dơi
lẩn sống ở các hầm nhà, hốc cây, chỉ đến lúc trời chập choạng mới
bay ra, chẳng dám theo loài thú, cũng chẳng dám theo loài chim.



Lão keo kiệt
Một lão keo kiệt thu góp tiền lại, đem chôn xuống đất và ngày
ngày lén ra ngó xem. Anh làm công của lão rình biết, đêm đến ra đào
lên và ăn trộm mất số tiền ấy. Lão keo kiệt ra xem hộp tiền chôn
giấu, vỡ lẽ là không còn nữa thế là lão òa khóc. Người hàng xóm thấy
thế bèn bảo:
- Ông khóc gì kia chứ? Thì ông có dùng tiền làm gì đâu? Vậy
ông cứ ra mà nhìn cái hố chôn tiền ấy - nó vẫn y nguyên như cũ mà.



Bác mu-gích và con chó
Con chó ngã xuống giếng. Bác mu-gích kéo chó lên, nhưng chó
lại cắn tay bác. Bác mu-gích bèn quẳng con chó và bảo:
- Mặc thây mặc xác mày, một khi mày cắn tao vì cái chuyện tao
muốn cứu mày.



Con chó đeo khúc gậy
Chó giở trò vồ gà. Ngời chủ bèn buộc một khúc gậy lên cổ nó.
Chó ta đi khắp các sân nhà khoe khúc gậy của mình và nói:
- Chúng mày xem, ông chủ yêu quý tao thế chứ, làm cho tao
khác hẳn với những con chó khác



Bác chăn cừu
Bác chăn cừu bị mất một con cừu cái. Bác ta đi tìm, đi tìm mãi
mà chẳng thấy đâu. Bác lên tiếng cầu khẩn và hứa sẽ đốt một cây
nến giá mời xu nếu tìm ra kẻ trộm.
Sang ngày hôm sau, bác chăn cừu đi vào rừng và gặp một bầy
sói. Chúng đang ăn nốt con cừu cái của bác. Bác chăn cừu nhìn thấy
lũ trộm rồi. Nhưng đến khi bầy sói lao vào bác ta, bác ta lại lên tiếng
cầu khẩn và hứa sẽ đốt cây nến giá một đ ồng nếu bác ta thoát đ ược
bầy sói.



Chó nằm trên đồng cỏ khô
Chó nằm trên đồng cỏ khô trong kho chứa. Bò cái thèm cỏ, nó
mon men tới kho chứa, thò đầu vào và chỉ kịp ngoạm một dúm cỏ
khô, chó ta đã gầm gừ v à chồm tới. Bò cái bỏ đi và bảo:
- Thà là nó ăn, đằng này ăn thì không ăn, mà cho người khác
cũng chẳng cho.



Sói và khúc xương
Con sói đang ngoạm khúc xương. Mấy con chó con xông vào sói.
Sói có thể cắn chết cả lũ chó con, nhưng không muốn ngoác mõm ra
để khỏi đánh rơi mất khúc xương, nên sói bỏ chạy khỏi lũ chó con.



Con chó và thằng ăn trộm
Đêm hôm tên trộm mò đến sân nhà. Chó đánh hơi thấy trộm,
lên tiếng sủa. Tên trộm lấy ra một miếng bánh mì và ném cho chó
ăn. Chó không ngoạm bánh, xông vào trộm và cắn chân trộm.
- Sao mày lại cắn tao? Tao đã cho mày bánh kia mà? - trộm nói.
- Tôi cắn anh bởi vì khi anh chưa cho tôi bánh, tôi còn chưa biết
anh là người tốt hay đứa độc ác, còn bây giờ thì tôi biết chắc chắn
anh là người xấu, một khi anh định mua chuộc tôi.



Sói và ngựa cái
Sói muốn bắt ngựa con. Nó đến gần đàn ngựa, nói:
- Vì sao con ngựa con ở đây khập khiễng chân ? Hay các người
không biết chữa chạy? Họ nhà sói chúng tôi có một thứ thuốc nên
chẳng bao giờ què chân hết.
Một con ngựa cái liền nói:
- Thế thì chữa cho tôi cái chân sau bên phải, không hiểu sao
đau đau trong móng ấy.
Sói đến gần ngựa cái, và khi nó vừa đi vòng ra phía sau ngựa,
ngựa cái đá hậu cho sói một cú làm gãy hết răng sói.



Cáo và sói
Cáo thấy sói mài răng, liền hỏi:
- Anh mài răng làm gì thế? Có ai đâu mà đánh nhau?
Sói trả lời:
- Phải mài giũa răng khi cha phải đánh nhau, đến khi đánh
nhau thì chẳng còn lúc nào mà mài giũa nữa.
Hươu và ngựa
Hươu lấy sừng húc ngựa và đuổi ngựa ra khỏi cánh đ ồng. Ngựa
về với người, xin người che chở. Người bảo vệ ngựa, đuổi hươu đi song
lại đóng hàm thiếc, yên cương lên ngựa. Khi hơu bị đuổi đi, ngựa bèn
thưa:
- Xin cám ơn người, bây giờ xin người thả tôi ra.
Nhưng người bảo:
- Không, bây giờ thì ta biết rõ là mi sẽ cần cho ta rồi.
Và người không thả ngựa đi.



Hai con ếch
Nóng nực làm khô cạn hết mọi ao hồ, đầm lầy. Hai chú ếch rủ
nhau đi tìm nước. Chúng nhảy tót lên thành giếng và ngồi suy nghĩ
xem có nên nhảy xuống không. ếch trẻ nói:
- Phải nhảy xuống, dưới đó có nhiều nước và ở d ới đó thì không
còn ai quấy rầy ta nữa.
Nhưng ếch trả lời:
- Không, nước thì nhiều đấy, nhưng nếu nước giếng cạn thì làm
sao mà nhảy lên khỏi đấy đ ược.



Sói cái và lợn
Một con sói cái xin lợn cho vào ngủ trọ. Lợn cho sói vào. Sói cái
đẻ một bầy sói con. Lợn đòi lại chỗ của mình.
- Chính chị thấy đấy, sói con còn nhỏ cả, chị thư thả cho ít lâu -
sói mẹ nói.
Lợn nghĩ: ' Ta đợi ít lâu vậy!'
Mùa hè qua, lợn lại đòi chỗ. Sói mẹ trả lời:
- Cứ thử động vào bọn ta đi. Bọn ta có những sáu, bọn ta sẽ xé
xác mày.



Bò đực và ếch
Bò đực đi ra hồ nước nó gặp lũ ếch con và giẫm phải một con,
những con khác nhảy tõm cả xuống nước. Một chú ếch con trở về nhà
với mẹ kể lại :
- Ôi, mẹ ơi, con nhìn thấy một con thú khiếp quá, sợ ơi là sợ.
- Sao to lớn hơn mẹ à? - mẹ ếch hỏi.
- To lớn hơn nhiều.
ếch mẹ phình người lên và nói :
- Sao bây giờ vẫn cứ to lớn hơn mẹ được sao?
- To lớn hơn.
ếch mẹ càng phình to nữa.
- Còn bây giờ to lớn hơn mẹ không?
- To lớn hơn. Cho dù mẹ có nổ bụng ra cũng không phình đ ược
bằng bò đâu.
ếch mẹ phình to hết sức và nổ bụng thật



Họ nhà ếch xin cho chúng một ông vua
Họ nhà ếch cãi cọ nhau và chẳng có ai để phân xử. Chúng bèn
cầu xin thượng đế cho một ông vua. Bỗng cành cây khô bên hồ gãy và
rơi xuống nước. Chúng thốt lên, chạy tán loạn : 'Vua của chúng ta
đây rồi'.
Cành cây cắm xuống bùn cứ nằm nguyên như thế. Họ nhà ếch
dạn dĩ ra, bắt đầu bơi đến v à nhảy lên bám vào. Cành cây vẫn nằm
yên. Họ nhà ếch thấy ông vua nầy hiền lành, không xét xử chúng,
chúng lại nài xin vua khác. Một con diệc bay qua và đậu xuống hồ.
Họ nhà ếch mừng rỡ nhao nhao lên :
- Đây mới quả là ông vua thực sự, ông vua sống. Vua này sẽ xét
xử đâu ra đấy.
Chỉ đến khi diệc bắt đầu săn bắt hết chú ếch nọ đến chú ếch kia
chén thịt bấy giờ họ nhà ếch mới tiếc ông vua hiền lành tr ước đây.



Người lái buôn và hai tên ăn cắp
Có hai người vào cửa hiệu mua khăn quàng. Người lái buôn
quay đi để lấy hàng, khi quay lại thì thấy mất một tấm khăn. Người
lái buôn giữ họ lại, bảo:
- Trong hai người có một người đã lấy của tôi một tấm khăn.
Một người thề thốt là trong người không có tấm khăn ấy còn
người kia thề thốt là anh ta không hề lấy tấm khăn. Người lái buôn
nói:
- Vậy là hai anh đều là kẻ cắp.
Bác đoán một trong hai tên lấy tấm khăn và chuyển cho tên
kia, bèn khám tên đã thề là nó không hề lấy tấm khăn, Tìm thấy tấm
khăn trong người nó, bác liền giải cả hai tên lên quan



Mặt trời và gió
Mặt trời và gió tranh cãi nhau xem ai lột được quần áo của con
người trớc. Gió nổi lên thổi tung áo con người. Nó hất được mũ và mở
phanh được áo, nhưng con người liền đội mũ sâu hơn và khép vạt áo
lại. Vậy là gió không lột nổi quần áo con người. Mặt trời ra tay. Nó
vừa thiêu đốt lên, con người vội mở phanh áo, hất mũ đi,. Mặt trời
thiêu đốt thêm nữa, thế là con người lột hết cả áo xống ra.

Sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
https://welovevd.forumvi.com
Sponsored content





Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam"   Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam" I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Hỗ trợ cho bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» THỜI GIAN ĐỂ YÊU

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
WE LOVE VANDON !!! :: -'@'- Học Tập -'@'- :: (^^) Văn (^^)-
Chuyển đến